Ở bài viết trước, tôi đã trình bày vềphương pháp nghiên cứu từ khóa, giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về việc nghiên cứu từ khóa cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào cụ thể các bước thực hành quy trình nghiên cứu từ khóa của SEO LAPOO, quy trình gồm 5 bước sau:
- Ý tưởng từ khóa
- Nghiên cứu từ khóa
- Đánh giá độ khó và chỉ số hiệu quả của từ khóa
- Lựa chọn và phân loại từ khóa
- Lập bản đồ từ khóa
Để dễ hình dung và đi vào thực tế hơn, tôi sẽ chọn một chủ đề nhỏ để phân tích, đó là chủ đề về pháo hoa Đà Nẵng (cho website www.tourane.vn – Trang thông tin du lịch Đà Nẵng), một cuộc thi nhằm xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
Cuộc thi được tổ chức vào dịp 30/4 và 1/5 hằng năm bên bờ sông Hàn tráng lệ, với sự tham gia của nhiều đội pháo hoa quốc tế lớn (quảng cáo Đà Nẵng nên văn hoa chút ). Chúng ta bắt đầu bước đầu tiên:
Viết những ý tưởng từ khóa vào excel
Để tìm ý tưởng từ khóa ban đầu, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây.
1. Website của bạn cung cấp gì? (thông tin lễ hội pháo hoa Đà Nẵng)
2. Đối tượng (khách hàng) mục tiêu của bạn là ai? Họ ở đâu? (Du khách trong và ngoài nước)
3. Sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp giải quyết được vấn đề gì của khách hàng? (Mua vé xem pháo hoa, đặt phòng khách sạn, mua tour du lịch,…)
4. Khách hàng có thắc mắc gì liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? (vé pháo hoa bán ở đâu, địa điểm bắn pháo hoa ở đâu, thuê phòng khách sạn ở đâu thì thuận tiện, đến đà nẵng thì ăn gì, quán cafe nhạc trịnh ở Đà Nẵng…)
5. Sở thích hay những lo lắng của họ là gì? … (xem pháo hoa từ trên cao, chụp hình, đi thuyền trên sông, gửi xe có bị mất hay không, cướp giật, móc ví…)
Hoặc bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể nghĩ ra liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tùy từng trường hợp cụ thể để bạn chọn các câu hỏi cần trả lời, không nhất thiết phải trả lời tất cả câu hỏi.
Đối với chủ đề pháo hoa Đà Nẵng, có rất nhiều vấn đề liên quan (như các câu trả lời ở bên trên), tuy nhiên trong phần ý tưởng cũng như tất cả những phân tích, hướng dẫn trong chuỗi bài này tôi đi sâu vào câu hỏi thứ nhất (thông tin lễ hội), các vấn đề liên quan khác rất rộng và có nhiều chủ đề sẽ được đưa vào trong các bài giảng online nên tôi không đi chi tiết được. Cụ thể, tôi có các ý tưởng từ khóa như sau:
Sử dụng Uber Suggest để nghiên cứu từ khóa
Uber Suggest (www.ubersuggest.org) là một công cụ sử dụng API của Google, nó sẽ giúp chúng ta đào bới và tìm tất cả những từ khóa liên quan một cách dễ dàng.
Tôi lấy ví dụ, khi tôi tìm kết quả phân tích của Uber Suggest với từ khóa phao hoa da nang thì có được như sau:
Chú ý:
– Để xem thêm các từ khóa gợi ý dài hơn bạn click vào link trên từ khóa gợi ý.
– Để thêm từ khóa vào danh sách lưu bạn click vào dấu+ trước mỗi từ khóa.
– Để xóa từ khóa ra khỏi danh sách lưu bạn click vào dấu – trước mỗi từ khóa.
Sau khi chọn được danh sách từ khóa theo ý, tôi lưu lại bằng cách click vào nút GET (ở trên danh sách bên phải), website sẽ xuất ra cho bạn 1 danh sách, bạn có thể copy dán vào file excel để phục vụ cho bước phân tích tiếp theo.
Bạn cũng có thể sử dụng Uber Suggest cho các từ khóa tiếng Việt có dấu bằng cách tương tự. Thông thường số lượng từ khóa tiềm năng sẽ rất lớn nên bạn cần phải phân loại từ khóa theo từng chủ đề nhỏ (bằng cách sử dụng các cột của excel) để tiện cho các giai đoạn phân tích sau, cũng như việc quản lý tổng thể dự án SEO. Tôi có 2 chủ đề nhỏ là pháo hoa đà nẵng và danang international fireworks competition.
Đánh giá độ cạnh tranh và chỉ số hiệu quả của từ khóa.
Việc đánh giá mức độ cạnh tranh và chỉ số hiệu quả của từ khóa mất khá nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chỉ khi đánh giá tốt “thị trường” thì bạn mới có thể triển khai chiến dịch vụ cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bạn hãy cố gắng dành thời gian và kiên nhẫn để làm thật tốt bước này nhé.
Trước tiên, bạn hãy copy lần lượt từng cột mà bạn đã phân chia ở bước 2 vào trường Word or Phrase của Google adword keyword tools. Ở phần Advanced Options and Filters tôi chọn là All locations và All languages (tùy bạn nghiên cứu từ khóa ở thị trường nào thì chọn vị trí và ngôn ngữ cho phù hợp)
Tiếp theo, ở box Match Types cột bên trái bạn chọn [Exact], Google sẽ tiến hành tìm kiếm và xuất ra cho bạn số liệu tìm kiếm hằng tháng các từ khóa bạn nhập ở danh sách bên dưới.

Bạn có thể click chọn các từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao (tốt nhất là những từ có trên 30 lượt tìm / tháng.
Ngoài ra, Google keyword tools còn gợi ý cho bạn rất nhiều ý tưởng từ khóa khác ở bên dưới, bạn click vào tab Keyword ideas, sau đó click vào tiêu đề cột Glocal Monthly Searches để sắp xếp theo thứ tự giảm dần số lượng tìm kiếm toàn cầu.

Có rất nhiều từ khóa tiềm năng mà ở bước trước tôi đã bỏ qua, vì tôi không thể nghĩ ra hết, cũng có nhiều từ khóa tôi nghĩ ra nhưng thực tế thì rất ít người tìm. Qua bước này, tôi sẽ lọc lại được những từ khóa tiềm năng thực sự.
Bạn có thể tiếp tục gõ các từ khóa liên quan để tìm kiếm tiếp, bạn sẽ tìm được thêm thật nhiều những từ khóa tốt. Danh sách từ khóa bạn chọn sẽ được lưu trữ ở tab Saved ideas bên góc trái màn hình, khi đã lựa chọn thật kỹ rồi thì bạn chỉ việc click vào nút Download ở dòng trên cùng danh sách, chọn My keyword ideas để tải danh sách về máy.
Sau khi xóa bỏ những cột dữ liệu không cần thiết, tôi có danh sách như sau:

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách chọn lựa ra những từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.
Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:
- “keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu trang web có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu trang web bạn sẽ phải cạnh tranh (nhập vào cột Exact).
- allintitle: “keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu trang web mà cụm từ khóa này xuất hiện trong tiêu đề (nhập vào cột Title).
- allinanchor: “keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu trang web sử dụng anchortext với cụm từ khóa này (nhập vào cột Anchor).
Tôi đã tìm số liệu mẫu của một số từ khóa và có kết quả như sau:

Xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa:

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện allianchor và allititle ở mức dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển (các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao).
Xác định chỉ số hiệu quả của từ khóa
Theo quy tắc lựa chọn từ khóa tôi đã trình bày trong bài Phương pháp nghiên cứu từ khóa trong SEO ở phần trước thì chỉ số KEI là chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của từ khóa.
Ở bảng trên tôi đặt công thức tính sẵn chỉ số KEI của các từ khóa đã lựa chọn. Bạn sẽ nghĩ như thế nào khi nhìn vào số liệu này, nếu không phân tích và tính toán, tôi đoán rằng đa số chúng ta đều chăm chăm đi seo cho từ khóa phao hoa da nang, tuy nhiên đó lại là từ khóa cạnh tranh cao nhất và có chỉ số hiệu quả gần như thấp nhất.
Vậy thì, chúng ta nên ưu tiên cho các từ khóa có độ cạnh tranh thấp hơn và chỉ số KEI cao hơn nhé.
Lựa chọn và phân loại từ khóa
Qua bước trên, tôi nghĩ chúng ta đã hình dung được là mình nên lựa chọn và ưu tiên những từ khóa nào rồi, tôi thêm vào bên trái cột Keyword một cột là Group, bây giờ tôi phân ra các nhóm từ khóa như sau:

Tôi bôi màu các nhóm từ khóa để các bạn có thể dễ nhìn thấy, trong ví dụ này thì các bạn cũng có thể gộp nhóm 1 và nhóm 3 lại thành một nhóm. Tuy nhiên, tôi thấy số lượng từ khóa trong mỗi nhóm khá nhiều nên tôi tách ra để tiện cho việc seo sau này. Khi đã phân nhóm từ khóa ok, chúng ta bắt đầu xây dựng keyword map để tiện cho việc tìm kiếm và phát triển nội dung website.
Lập bản đồ từ khóa (Keyword map)
Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mối quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.
Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.
Bạn hãy tìm từ khóa: seo website ban hang trên google Việt Nam – bạn sẽ thấy Blog này đứng ở TOP 1 và trỏ vào cụ thể một bài viết hướng dẫn phương pháp SEO website bán hàng online. Khi khách hàng tìm từ seo website ban hang đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong để tìm.
Chúng ta cần tạo keyword map để xác định các nhóm từ khóa và các pages chính sẽ phát triển cho website.
Với ví dụ về Pháo hoa Đà Nẵng bên trên, tôi sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:

Chú ý: Để lập bản đồ từ khóa, tôi sử dụng phầm mềm MindMap 9 (Mindjet MindManager 9), các bạn có thể mua bản quyền, tìm bản bẻ khóa ở trên mạng, hoặc có thể dùng bất cứ phần mềm nào mà bạn thấy phù hợp với công việc này.
Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội đúng cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm.
Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)
Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa long tail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, chỉ số hiệu quả cao, dễ lên Google.
Nếu bạn chưa tin vào từ khóa long tail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.
Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì.